3 cách để bạn có thể trở thành một trong những người giỏi nhất ở lĩnh vực mà bạn đang làm.
1. Đặt ra tiêu chí đánh giá của riêng mình
Trong hầu hết các ngành nghề, chúng ta luôn có các phép đo để đánh giá mức độ thành công của một người. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng. Ví dụ, trong bán hàng, người ta xem xét phần trăm hạn ngạch như một phương pháp đo lường thành công. Tuy nhiên giữa kết quả cuối cùng và xuất phát điểm còn là một quá trình, và đôi khi những gì chúng ta làm được trong cả quá trình cũng đáng được ghi nhận như kết quả cuối cùng.
Doanh số bán hàng và phần trăm hạn ngạch cũng là một cách để đánh giá mức độ thành công của bạn trong lĩnh vực bán hàng. Hãy suy nghĩ một chút về cách thức đạt được thành công. Ví dụ: nếu bạn là một người đang bán hàng và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, số lượng cuộc gọi bạn thực hiện được cao hơn mức trung bình thì bạn hoàn toàn xứng đáng bước vào top 1% chuyên gia trong lĩnh vực sale!
Mặc dù mọi phương thức thì cũng đều hướng tới kết quả là bạn đạt bao nhiêu phần trăm hạn ngạch nhưng nếu số liệu thống kê cho thấy số cuộc gọi bạn thực hiện được ở mức cao thì đó cũng là một thành công.
Thế còn bạn? Hãy suy nghĩ về những tiêu chí nào bạn có thể sử dụng để đo lường thành công theo cách của chính bạn để có thể leo lên một nấc thang cao hơn trong nghề nghiệp của bạn.
2. Không bao giờ ngừng học hỏi
Thực tế là để lọt top 1% những chuyên gia hàng đầu của bất kỳ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự tập trung liên tục vào việc học tập, không chỉ trong lĩnh vực mà bạn đang làm mà còn cả những kiến thức bên ngài. Việc học tập những kiến thức bên ngoài lĩnh vực bạn chọn là rất quan trọng vì trong quá trình làm việc sẽ có lúc bạn cần kết hợp những kiến thức bổ trợ đó. Và việc bạn biết cách vận dụng tri thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ đem đến phương thức giải quyết vấn đề sáng tạo và thông minh hơn.
Về thời gian và cách thức cho việc học tập hàng ngày, nó có thể đơn giản chỉ là 15 phút trong ngày. Chọn thời điểm mà bạn có khả năng tập trung cao nhất đồng thời đảm bảo rằng việc học sẽ không bị gián đoạn.
Sau đó, suy nghĩ về kiến thức bạn muốn có được. Nó có thể là một cuốn sách mà bạn mua, một video mà bạn xem hoặc bất cứ loại dữ liệu nào mà bạn đã đọc. Nếu bạn duy trì thói quen học tập này, nó sẽ dẫn bạn đến đỉnh cao của thành công.
3. Hãy vui vẻ trên chặng đường đi đến thành công
Bạn có thể đã nghe rất nhiều lần một câu nói quen thuộc: Thành công là hành trình, không phải là đích đến. Câu nói này đúng trong hầu hết mọi trường hợp. Nếu mỗi ngày bạn đều thức dậy với một khuôn mặt nhăn nhó và đi ngủ với một chiếc bụng rỗng thì thử hỏi thành công còn có ý nghĩa gì? Và nếu khi bạn bước lên đỉnh cao của sự thành đạt, cảm xúc đầu tiên mà bạn cảm nhận được chỉ toàn là nỗi oán giận cho hành trình gian khổ thì đó cũng là một thất bại.
Nhưng nếu bạn cảm thấy vui vẻ và yêu thích những gì mình làm thì mỗi ngày đều trở thành một sợi chỉ tuyệt đẹp dệt nên tấm thảm sự nghiệp. Bởi vì khi bạn yêu thích công việc mình làm, bạn sẽ coi những khó khăn là chuyện nhỏ và không ngại đương đầu với chúng. Với những người làm việc vì đam mê, thành công chỉ còn là vấn đề thời gian sớm hay muộn mà thôi. Và việc trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn cũng không có gì là khó khăn cả.
(sưu tầm Nhịp Sống Kinh Tế)
Post A Comment: